Những người dân ở Badagong thấy Chen bước đầu gặt hái được nhiều thành công và họ tìm đến sự giúp đỡ của cô để bán trái cây. Nhiều người trong số những nông dân này thuộc diện “dưới mức hộ nghèo”, thu nhập ròng bình quân đầu người hàng năm là 2.300 nhân dân tệ (NDT), nhưng Chen cho biết giờ đây họ kiếm được tới 3.000 NDT lợi nhuận hàng tháng thông qua các buổi livestream của cô, rất nhiều người dân trong làng đã thoát khỏi đói nghèo.
Chen cho biết hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã cải thiện rõ rệt cuộc sống của mình. Thịt, cá trước đây được xem là món ăn xa xỉ chỉ ăn trong các dịp lễ Tết thì giờ đây gia đình cô đã có thể có trong mỗi bữa ăn hàng ăn. Đến mùa thu hoạch vụ mùa, cô đã có thể thuê nhân công thay vì tự làm như trước đây. “Mẹ tôi từng làm việc rất vất vả, nhưng giờ đây với số tiền tôi kiếm được, bà ấy đã có thể nghỉ ngơi”, Chen chia sẻ.
Những “ngôi làng Taobao”
Làng Badagong không phải là ngôi làng duy nhất được hưởng lợi từ việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Những “ngôi làng Taobao” ngày càng xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, giúp đời sống của người nông dân ở nơi đây được cải thiện đáng kể.
“Làng Taobao” (Taobao Village) là cụm từ để chỉ những ngôi làng có ít nhất 100 hộ kinh doanh trực tuyến trên một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc - Taobao, tạo ra doanh thu 100 triệu nhân dân tệ (NDT) trở lên.
Theo dữ liệu từ AliResearch, sau 10 năm, mô hình làng Taobao đã mang lại lợi nhuận cho khoảng một nửa tổng dân số nông thôn ở Trung Quốc. Tính đến tháng 8/2019, có tổng cộng 4.310 ngôi làng Taobao ở 25 tỉnh thành.
Tổng doanh thu do các làng Taobao tạo ra lên tới 700 tỷ NDT trong một năm. Tổng số cửa hàng trực tuyến của nông dân đang hoạt động trên Taobao đã tăng gần 10 lần lên 660.000 vào năm 2018, từ 70.000 vào năm 2014. Vào năm 2019, 63 ngôi làng Taobao nằm ở những khu vực nghèo khó nhất của Trung Quốc đã tạo ra khoảng 2 tỷ đồng NDT doanh số thương mại điện tử.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và AliResearch cho thấy thu nhập trung bình hộ gia đình ở làng Taobao gấp ba lần thu nhập của những hộ gia đình nông thôn bình thường, tương đương với thu nhập hộ gia đình thành thị. Báo cáo cũng cho biết thương mại điện tử ở các vùng nông thôn góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập và tạo cơ hội làm việc tốt hơn cho phụ nữ và thanh niên, tạo ra 6,8 triệu công việc trong một năm cho người dân nông thôn.
Tại sao các sàn thương mại điện tử vào cuộc?
Các công ty đã chỉ ra rằng họ ngoài mục đích sẽ giúp xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, còn hướng tới mục tiêu “đưa nông sản quê lên phố” giúp người tiêu dùng có thể mua trực tiếp các sản phẩm tươi sống, chuẩn nông mà không cần thông qua bên trung gian như trước đây.
Nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp trên khắp Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện những năm gần đây. Từ năm 2014 đến năm 2017, thương mại điện tử ở nông thôn đã tăng gần 7 lần, từ 180 tỷ NDT lên 1,24 nghìn tỷ NDT.
Theo Bộ Thương mại, trong lễ hội mua sắm Ngày Độc thân của Alibaba được tổ chức vào tháng 11 năm 2019, doanh thu nông sản mang lại đạt 7,4 tỷ NDT, tăng 64% so với năm trước.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Wang Bingnan cho biết, thương mại điện tử của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng ở các vùng nông thôn và đã bao phủ tất cả 832 quận nghèo trên toàn quốc, tạo điều kiện cho các khu vực nghèo phát triển các mô hình kinh doanh mới.
Doanh số bán lẻ trực tuyến ở các khu vực nông thôn đã tăng từ 180 tỷ NDT năm 2014 lên 1,7 nghìn tỷ NDT vào năm 2019. Tổng doanh thu bán lẻ trực tuyến các sản phẩm nông nghiệp đạt 397,5 tỷ NDT vào năm 2019, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước, giúp hơn ba triệu nông dân tăng thêm thu nhập.
“Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một công cụ kỹ thuật số để phục hồi nông thôn và một cơ sở hạ tầng nông thôn mới được thúc đẩy bởi công nghệ”, Li Shaohua, Phó chủ tịch Alibaba chia sẻ.
Cũng theo ông Li, các chiến lược bao gồm liên kết các khu vực thành thị và nông thôn ở Trung Quốc, giúp người tiêu dùng thành thị tiếp cận với nhiều sản phẩm nông nghiệp hơn, đồng thời giới thiệu các sản phẩm thành thị đến các làng quê nông thôn để giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Đến năm 2022, Alibaba hy vọng rằng doanh số bán các sản phẩm nông nghiệp trên nền tảng của mình có thể vượt 400 tỷ NDT mỗi năm.
Những “cuộc đua” trong tương lai
Alibaba không phải là nền tảng duy nhất chú ý đến thương mại điện tử nông thôn. Pinduoduo, nền tảng thương mại điện tử lớn thứ ba về bán hàng ở Trung Quốc, cũng đã đưa ra các sáng kiến xóa đói giảm nghèo ở nông thôn như Duo Duo Farms, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp tổng hợp nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp và kết nối trực tiếp nông dân với các thương gia và người tiêu dùng muốn mua hàng của họ. Trong khi đó, nhà bán lẻ thương mại điện tử JD.com cũng đã thúc đẩy nông nghiệp, tung ra các sáng kiến như JD Farm sử dụng công nghệ như kết nối vạn vật (IoT), AI và blockchain để các trang trại có thể áp dụng cách tiếp cận dựa trên dữ liệu nhờ đó cải thiện hiệu quả năng suất.
Chính quyền các địa phương tại Trung Quốc cũng đang “háo hức” tham gia vào cuộc đua này, với việc chung tay cùng những người có tầm ảnh hưởng (KOL) để quảng bá sản phẩm địa phương, điển hình như chính quyền Vũ Hán phát trực tiếp chương trình bán mì khô, tôm càng, lá trà và cam vào tháng 4 năm 2020 sau khi thành phố ngừng hoạt động do dịch Covid-19.
Bán hàng trực tiếp (livestream) sẽ là một công cụ quan trọng cho người nông dân giới thiệu sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Theo "Báo cáo phát triển thị trường tiêu dùng Trung Quốc năm 2020" do Viện Nghiên cứu Bộ Thương mại phát hành, trong nửa đầu năm 2020, đã có hơn 10 triệu chương trình phát sóng thương mại điện tử trực tiếp, với hơn 50 tỷ người xem và hơn 20 triệu sản phẩm được bày bán. Xu hướng này đã lan rộng đến cả các vùng nông thôn và có một sự phát triển nhanh chóng. Doanh thu của mạng lưới sản phẩm nông nghiệp quốc gia trong ba quý đầu năm 2020 đạt 288,41 tỷ NDT, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hương Dung(Tổng hợp)
Đây là nền tảng thương mại điện tử được phát triển với mục đích kết nối các cá nhân tự kinh doanh với các nhãn hàng, từ đó mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm trực tuyến.
" alt=""/>Thương mại điện tử “cứu' nông dân Trung QuốcOlympic Bắc Kinh 2022 sử dụng công nghệ đám mây Cloud ME được hỗ trợ bởi giải pháp giao tiếp thời gian thực (RTC) của Alibaba. Cloud ME mang đến những tương tác và trải nghiệm thật nhất từ Thế vận hội mùa đông cho người xem, giúp họ gặp gỡ và trò chuyện với nhau trong thời gian thực thông qua hình ảnh sống động và tỷ lệ 1:1.
Khi bước vào gian trải nghiệm của Cloud ME, hình ảnh của người tham gia sẽ được chiếu lại như người thật tại một gian trải nghiệm khác, nơi một người tham gia khác đang chờ sẵn để hai bên gặp gỡ và chào hỏi. Các cuộc họp chân thực như vậy không giới hạn địa điểm tổ chức và số lượng người tham dự, nhờ chức năng trình chiếu từ xa có thể cài đặt dễ dàng.
Ngoài các thiết bị phòng thu cơ bản như máy quay và máy tính, nhờ sức mạnh của điện toán đám mây, gian trải nghiệm không yêu cầu bất kỳ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại chỗ hay tối ưu hoá băng thông Internet để thực hiện ghi hình và truyền phát. Âm thanh và hình ảnh sản xuất trong Cloud ME sẽ được truyền trên Alibaba Cloud.
Quá trình này có thể được hoàn thành trong vòng 200 mili giây nhờ sự hỗ trợ từ độ trễ thấp, mức độ sẵn sàng và tính năng xử lý đồng thời cao của Alibaba Cloud. Sau đó, bản ghi trực tiếp sẽ được chiếu lên màn hình từ xa với độ nét 4K, tạo ra hiệu ứng ảnh ba chiều và tái tạo lại tất cả những chi tiết chân thực ở độ phân giải cao, bao gồm các biểu cảm siêu nhỏ trên khuôn mặt hay kết cấu bề mặt quần áo - những yếu tố thiết yếu trong tương tác trực tiếp.
Theo ông Daniel Zhang, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn Alibaba, lần đầu tiên, tất cả các hệ thống cốt lõi cần thiết để tổ chức Thế vận hội Mùa đông được vận hành trên Alibaba Cloud, chẳng hạn cung cấp năng lượng cho cửa hàng trực tuyến Thế vận hội tại Trung Quốc, đám mây OBS, công nghệ hỗ trợ truyền thông quốc tế tác nghiệp ở Bắc Kinh.
Du Lam
Các vận động viên tại Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 được tặng điện thoại Samsung “vỏ sò” phiên bản giới hạn.
" alt=""/>‘Đám mây’ đưa Olympic Bắc Kinh 2022 đến gần khán giả hơnHọc viện HTMi là cơ sở đào tạo chất lượng hàng đầu Thụy Sĩ, đảm bảo thực tập, việc làm cho sinh viên, cấp học bổng tới 3000 CHF.
Hội thảo Du học Thụy Sĩ được tổ chức tại:
Hà Nội:
Thời gian: 14h00 Thứ Bảy ngày 20/09/2014
Địa điểm: Khách sạn Metropole Sofitel, 56 Lý Thái Tổ, HN.
Tại Đà Nẵng:
Thời gian: 14h00 Chủ nhật ngày 21/09/2014
Địa điểm: Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, số 1 Nguyễn Văn Linh, Quận Hải Châu.
Hội thảo vào cửa tự do.
Để đăng ký tham dự hội thảo, mời Quí vị và các bạn click tại đây
![]() |
Đại diện Cầu Xanh thăm và làm việc tại học viện HTMi |
Học viện HTMi là một trong những ngôi trường tốt nhất trong lĩnh vực quản lí khách sạn và du lịch tại Thụy Sĩ với sứ mệnh giành cho sinh viên: Khi đến là sinh viên, khi đi là nhà quản lí.
![]() |
HTMi tọa lạc trên khu phố xinh xắn được UNESCO công nhận thành phố sạch đẹp |
Học tập tại HTMi giúp sinh viên có cơ hội giao lưu, trải nghiệm các sự kiện quốc tế, thực tập và làm việc lương cao, với mức chi phí hợp lí.
Tất cả trong một môi trường sinh thái tại Soerenberg, được Unesco công nhận bầu dự trữ khí quyển Biosphere! Bằng cấp từ một trường hàng đầu về khách sạn như trường HTMi là điểm mạnh vượt trội cho mọi CV và hồ sơ xin việc.
HTMi có mối liên kết chặt chẽ với ngành công nghiệp về du lịch và khách sạn, các đối tác ngành nghề của trường bao gồm: Hilton worldwide, InterContinental Hotels & Resorts, Hyatt, Marriott Hotels & Resorts, Amari Hotels & Resorts, Accord Sofitel
Một năm hai lần, HTMi tổ chức Hội thảo tuyển dụng quốc tế, mời đại biểu của các khách sạn danh tiếng trên toàn thế giới tới để trình bày các thương hiệu khách sạn, hệ thống nghề nghiệp trên thế giới và phỏng vấn việc làm các sinh viên của HTMi.
![]() |
Lớp học trang bị bảng điện tử giúp truyền dữ liệu trực tiếp từ bảng vào hệ thống máy tính của sinh viên |
Học viên nộp hồ sơ du học Thụy Sĩ cùng Công ty Cầu Xanh sẽ được:
- Miễn hoàn toàn phí tư vấn về chọn trường. Thông tin tư vấn chính xác, thực tế từ kinh nghiệm tới thăm trường hằng năm.
- Hoàn toàn yên tâm về các thủ tục hành chính liên quan đến visa, miễn hoàn toàn phí hồ sơ visa, visa đảm bảo.
- Hỗ trợ trong suốt quá trình làm hồ sơ và du học tại Thụy Sĩ, tới thăm học sinh hàng năm tại trường và cập nhật tin tức với phụ huynh tại Việt Nam.
- Cơ hội Học bổng cao nhất đến 3000 CHF.
- Cơ hội nhận vé máy bay miễn phí sang Thụy Sĩ
- Cơ hội được hỗ trợ phí visa.
Nhận hồ sơ trên toàn quốc.
Thông tin về trường và khóa học, mời bấm xem chi tiết.
CÔNG TY TNHH CẦU XANH Địa chỉ Trụ sở chính: 13B, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 04 3 7325 896. Di động: +84 9 75 75 89 25 Nộp hồ sơ tại khu vực phía trong (Đà Nẵng, TP. HCM) liên hệ: 09 33 55 99 06 (anh Thành). Địa chỉ: 73 Yên Bái, Tầng 3, Quận Hải Châu, Đà Nẵng. Email.: [email protected]. Facebook: http://www.facebook.com/tuvanduhocBB YouTube: http://www.youtube.com/user/econsultantful/videos website: http://www.bridgeblue.edu.vn/ |
Tấn Tài
" alt=""/>Cơ hội nhận học bổng Học viện HTMi, du học Thụy Sĩ